Chăm sóc nha chu là những bệnh lý răng miệng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Những điều cần biết về nha chu sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức cần thiết để phòng ngừa căn bệnh phổ biến này.
Bệnh nha chu là gì?
Nha chu là một tổ chức xung quanh răng, có nhiệm vụ chống đỡ, giữ răng trong xương hàm. Bệnh viêm nha chu là tình trạng bệnh lý của mô nha chu bao gồm viêm nướu và viêm nha chu phá hủy, là tình trạng nhiễm trùng bắt đầu từ nướu lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới, làm nướu mất bám dính vào răng, xương ổ răng bị tiêu hủy và túi nha chu được thành lập. Làm răng suy yếu, giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bệnh nha chu thường không được quan tâm đúng mức, khi phát hiện thì đã quá muộn.
Bệnh này hay gặp ở lứa tuổi trung niên, người già. Nha chu là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất răng ở người lớn.
Nguyên nhân gây bệnh nha chu?
Nguyên nhân chính gây bệnh nha chu là sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng. Thoạt đầu các mảng thức ăn bám dọc theo cổ răng, khe răng, túi lợi. Vi khuẩn được nuôi dưỡng và cư trú tích tụ trong các mảng bám này tiết ra một số chất trên răng sẽ hình thành một màng trong suốt thúc đẩy thức ăn bám thêm vào và dần dần tạo thành các mảng bám. Theo thời gian, mảng bám răng bị vôi hóa (cứng dần) thành vôi răng (còn gọi là cao răng).
Cao răng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh nha chu.
Và chính bề mặt thô nhám của vôi răng là nơi lý tưởng cho sự tích tụ thêm nhiều vi khuẩn và khả năng gây bệnh viêm lợi ngày càng cao hơn. Các độc tố do vi khuẩn tạo ra xâm nhập mô nướu, gây viêm. Chúng cũng phá hủy các mô nâng đỡ răng là hệ thống dây chằng quanh răng khiến nướu dần tách ra khỏi bề mặt cổ răng.
Tác hại của bệnh nha chu
Ngoài việc phá hủy các mô nâng đỡ răng, làm tiêu xương ổ răng, lệch răng, lung lay răng, bệnh nha chu còn gây hôi miệng làm người bệnh thiếu tự tin trong giao tiếp, bị cô lập trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bệnh còn có biến chứng như làm đau vùng thái dương, gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc ăn uống gây nên chứng đau dạ dày ở người bị nha chu.
Biểu hiện của bệnh nha chu
Bạn có thể nhận biết bệnh nha chu khi nào? Một số biểu hiện sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra những triệu chứng của bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời nhất:
- Vôi răng đóng ở cổ răng.
- Hoạt động ăn nhai không được thoải mái.
- Nướu sưng đỏ, chảy máu khi chải răng.
- Hôi miệng.
- Ấn vào nướu thấy mủ chảy ra.
- Răng lung lay.
- Răng dịch chuyển và thưa dần.
Cách phòng tránh bệnh nha chu
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là bước cơ bản quyết định sự thành công trong việc điều trị bệnh nha chu.
- Tránh hút thuốc lá
Khám nha khoa định kỳ giúp phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh nha chu.
- Chải răng đúng phương pháp và thường xuyên để loại bỏ những mảng bám trên răng.
- Sử dụng chỉ tơ nha khoa để lấy đi các mảng bám, mảnh vụn thức ăn ở khe răng. Không nên dùng tăm xỉa răng đâm xọc qua các khe răng vì sẽ gây hở khe răng, gây chảy máu lâu dần sẽ đưa đến viêm nướu.
- Khám răng định kỳ và lấy cao răng 6 tháng/lần để loại bỏ và phòng ngừa các bệnh nha chu.
- Bệnh nha chu dù nặng hay nhẹ nó đều là nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng khác. Vì thế, khi phát hiện, bạn hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ để chữa trị, tránh để lâu sẽ rất nguy hiểm cho răng.
Mong rằng những kiến thức cần biết về nha chu mà Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn cung cấp cho bạn, sẽ giúp bạn hiểu được một phần nào và biết được tầm quan trọng của việc chữa trị bệnh nha chu. Mọi thắc mắc hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ hoặc gọi điện đến 19006899 để được tư vấn chi tiết và cụ thế nhất.
Nguồn: http://laycaorang.org/benh-nha-chu-nhung-dieu-can-phai-biet/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét